top of page
Search

Yêu Cầu Chức Năng và Yêu Cầu Phi Chức Năng

  • Writer: Tagi Dona
    Tagi Dona
  • Mar 23
  • 3 min read

Sau khi phân tích yêu cầu nói chung (yêu cầu kinh doanh, yêu cầu người dùng). BA sẽ đưa ra giải pháp để đáp ứng những yêu cầu đó, vậy giải pháp ở đây được trình bày thông qua hình thức nào ?

Trong bài viết hôm nay, Tagi sẽ trình bày về khái niệm cũng như ví dụ minh hoạ cho:

  • Yêu cầu chức năng

  • Yêu cầu phi chức năng

Và các hình thức trình bày giải pháp đơn giản nhưng trực quan, dễ hiểu, dễ dùng và hiệu quả.


I. Yêu Cầu Chức Năng


Yêu cầu chức năng là gì ?


Mô tả những gì phần mềm cần làm, những hành động mà nó cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Nói cách khác, chúng là những yêu cầu liên quan trực tiếp đến chức năng chính của phần mềm.


"Mô tả những gì phần mềm cần phải làm"


Ví dụ về yêu cầu chức năng


  • Hệ thống phải cho phép người dùng đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu.

  • Hệ thống phải cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng.

  • Hệ thống phải cho phép người dùng thanh toán đơn hàng bằng thẻ tín dụng.

  • Hệ thống phải cho phép người dùng xem lịch sử đơn hàng.


Ứng dụng cần có tính năng đăng nhập bằng tài khoản và đăng nhập bằng SSO
Ứng dụng cần có tính năng đăng nhập bằng tài khoản và đăng nhập bằng SSO

II. Yêu Cầu Phi Chức Năng


Yêu cầu phi chức năng là gì ?


Mô tả các đặc tính chất lượng của phần mềm, như hiệu suất, bảo mật, khả dụng, v.v.

Chúng không liên quan trực tiếp đến chức năng của phần mềm, nhưng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động và trải nghiệm của người dùng.


"Mô tả các thức phần mềm hoạt động"


Ví dụ về yêu cầu phi chức năng


  • Hệ thống phải có khả năng xử lý 1000 yêu cầu đồng thời.

  • Hệ thống phải có khả dụng 99,9%.

  • Hệ thống phải sử dụng mã hóa SSL để bảo mật dữ liệu truyền tải.

  • Hệ thống phải có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng.

  • Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.


Hệ thống phải có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng.
Hệ thống phải có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng.


III. Các Phương Thức Trình Bày Giải Pháp


Sau khi phân tích được yêu cầu và đưa ra giải pháp, việc trình bày giải pháp là một trong những công việc tiếp theo BA cần phải chuẩn bị.

Có rất nhiều định dạng tài liệu, định dạng trình bày cho việc này. Tuy nhiên, bỏ qua về hình thức, chúng ta sẽ tập trung vào nội dung mà chúng ta sẽ truyền tải.

Chỉ đơn giản với hai thành phần như dưới đây, chúng ta đã cơ bản có đầy đủ thông tin để giao tiếp với các bên liên quan.


Danh sách tính năng (Feature List)


Với danh sách tính năng, thông thường chúng ta trình bày ở dạng bảng để mô tả chi tiết các thành phần của hệ thống hay phần mềm.

  • Hàng dọc: sẽ trình bày danh sách các tính năng

  • Hàng ngang: sẽ trình các thông tin chi tiết cuả từng tính năng

    • Mô đun (module)

    • Nhóm (group)

    • Tính năng (feature)

    • Mô tả tính năng (description)

    • Người dùng (actor)

    • Độ ưu tiên (priority)

    • Và nhiều thông tin khác, tuỳ theo ý đồ của người trình bày.


Usecase Diagram


Bên cạnh việc sử dụng Bảng danh sách tính năng, chúng ta cũng có thể mô hình hoá và phân tích thông qua sử dụng usecase diagram để trực quan hoá việc mô tả danh sách tính năng.


Dành cho những ai chưa biết, thì usecase diagram là một trong những UML diagram được sử dụng thường xuyên để thực hiện mô hình hoá cũng như phân tích trong việc thiết kế và xây dựng phần mềm. Tagi cũng sẽ có một bài viết chi tiết về nó.


Usecase diagram dùng để diễn tả sự tương tác giữa Actor ( người dùng hoặc hệ thống) với hệ thống mà chúng ta đã thiết kế. Có thể hiểu nôm na, là người dùng làm những gì dựa trên danh sách tính năng mà hệ thống cung cấp cho họ.


Theo ý kiến và kinh nghiệm của cá nhân Tagi, chúng ta nên kết hợp cả Bảng danh sách tính và usecase diagram để tăng hiệu quả giao tiếp và cũng như sẽ giúp chúng ta phân tích tốt hơn.



Hi vọng qua bài viết này, mọi người có cái nhìn chi tiết hơn về Yêu cầu giải pháp, từ đó giúp ích trong việc lấy yêu cầu, phân tích và trình bày giải pháp.


Tagi Dona

 
 
 

Commentaires


  • Facebook
  • Twitte
  • Pinteres
  • Instagram

BA Thực Chiến - Blog Cá Nhân

2025

bottom of page